0938.812.811

68/1 Trần Tấn, p.Tân Sơn Nhì, q.Tân Phú, Tp.HCM

Search
Close this search box.

Phân biệt vải Cotton và vải Polyester. Quy trình, thành phần, ứng dụng

Mục lục

Vải Cotton và vải Polyester đều là hai loại vải thông dụng trên thị trường với rất nhiều các ứng dụng như quần áo, khăn, rèm, chăn gối,…. Vậy giữa hai loại vải này có đặc điểm khác biệt là gì, và nên chọn loại vải nào để mua sắm trong từng mục đích, hãy cùng Hoà Phát Garment tìm hiểu qua bài viết này.

Quy trình sản xuất vải Cotton và Polyester

Quy trình sản xuất vải CottonQuy trình sản xuất vải Polyester
1. Thu hoạch sợi bông và phân loại
Sau khi thu hoạch, bông xơ sẽ được phân loại, những quả bông nào tốt, đảm bảo chất lượng sẽ được sử dụng còn quả nào hỏng, lép sẽ bị loại bỏ. Sau đó những xơ bông chất lượng sẽ được phơi ở những nơi khô ráo, thoáng mát để đảm bảo không bị lẫn tạp chất.
1. Phản ứng trùng hợp
Ở những bước đầu, thợ sẽ trộn dimethyl terephthalate và ethylene glycol kèm theo chất xúc tác và đem đi đun nóng ở nhiệt độ từ 50 đến 210 độ để ra được hợp chất monomer. Sau đó, đem chúng phản ứng với axit terephtalic đung ở nhiệt độ 280 độ và sợi polyester đã bắt đầu hình thành.
2. Tinh chế sợi bông
Lúc này, bông sẽ được tách và làm sạch tạp chất bằng máy chuyên dụng.
Sau đó, xơ bông tiếp tục được nấu trong lò với nhiệt độ cao để loại bỏ hoàn toàn tạp chất, những chất gây hại đến da của người dùng như nitơ, pectin, các axit hữu cơ.
2. Sấy khô và đùn sợi
Các sợi polyester sẽ được sấy và đem đi làm mát và trở nên giòn, từ đó sẽ cắt thêm thành những miếng nhỏ để được sấy khô và tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt
Tiếp tục đem chúng nấu chảy ở nhiệt độ cao khoảng 270 độ C để tạo ra hỗn hợp dung dịch sệt. Sau đó sẽ được ép qua các lỗ có hình dạng khác nhau.
3. Kéo sợi
Sau quá trình tinh chế ở nhiệt độ cao, xơ bông sẽ có dạng lỏng, sau đó được hòa với dung dịch đặc biệt, chuyên dùng trong sản xuất bông. Dung dịch này được đưa vào máy kéo sợi, ép mạnh qua những lỗ nhỏ để tạo thành những sợi vải cotton.

3. Kéo sợi và cuốn sợi
Sau khi hình thành thì những sợi polyester sẽ hơi mềm, bạn có thể kéo dài chúng ra hàng trăm lần so với ban đầu. Để ra thành phẩm có mền hay không sẽ phụ thuộc vào bước kéo sợi này.
4. Dệt vải
Tiếp theo vải được dệt, là quá trình những sợi vải ngang, dọc được dệt lại với nhau tạo thành những tấm vải lớn. Hay còn được gọi là quá trình xử lý hóa học để sợi vải cotton có độ trương nở, dễ thấm nước và dễ bắt màu hơn khi nhuộm.
4. Dệt vải
Tương tự vải Cotton, vải Polyester được dệt bằng máy dệt chuyên dụng và thành từng cây vải mộc để đưa vào nhuộm.
5. Nhuộm vải
Nhuộm vải là bước cuối cùng để cho ra được tấm vải cotton đẹp, chất lượng. Lúc này vải sẽ được xử lý bằng hóa chất, các chất phụ gia hữu cơ và thuốc nhuộm chuyên dụng để có được màu sắc đẹp nhất.
Sau mỗi lần nhuộm, vải lại được mang đi gặt nhiều lần nhằm loại bỏ hoàn toàn những sợi bụi vải, tạp chất, vết bẩn còn bám lại trên bề mặt vải. Sau cùng, vải sẽ được wash lại để đảm bảo độ co giãn, độ mềm, chống tình trạng rút vải khi sử dụng.
5. Nhuộm vải
Khác với vải Cotton, các quy trình nhuộm vải của Polyester có sự khác nhau về cơ bản như: công thức nhuộm, nhiệt độ, thời gian. Tuy nhiên về bản chất sau khi vải được nhuộm là khâu cuối cùng trước khi ra vải thành phẩm để may trang phục

Thành phần vải Cotton và Polyester

1. Vải Cotton

Vải Cotton từ lâu đã được biết là loại vải có tính thấm hút tốt, mang lại sự thoáng mát cho người mặc. Với thành phần từ cây bông thiên nhiên, có khả năng giữ ẩm cho co thể, đồng thời hút ẩm lên tới 8,5%.

2. Vải Polyester

Vải polyester là một loại vải tổng hợp có thành phần với nguồn gốc từ than đá, dầu mỏ và không khí được gọi là ethylene. Bản chất của polyester là một loại nhựa, các sợi polyester được tạo ra nhờ quá trình hóa học trùng hợp với 4 dạng sợi cơ bản là sợi thô, sợi xơ, sợi fiberfill và sợi filament.

Tính chất của vải Cotton và Poly

1. Tính chất của vải Cotton

  • Thân Thiện với môi trường, do được cấu tạo từ sợi bông thiên nhiên, nên vải sợi Cotton có tính tự phân hủy.
  • Tính Bền Chặt cao, Sợi bông dùng làm quần áo, sẽ có độ bền chặt hơn các loại sợi khác. Cotton là một loại vải bền bỉ và chịu được sự giặt giũ thường xuyên. Hơn thế nữa, loại sợi tự nhiên này còn trở nên dẻo dai, mạnh mẽ hơn lên đến 30% khi ướt.
  • Không gây kích ứng da, là tính năng vượt bậc mà Cotton khác biệt so với nhiều loại vải sợi trên thị trường.
  • Tính năng mềm mại, sản phẩm từ cotton đem đến cho người dùng cảm thấy mềm mại đối với làn da. Kết hợp với khả năng thoáng khí.
  • Thấm hút mồ hôi tốt, khả năng chống mối mọt và côn trùng tương đối cao.

2. Tính chất của vải Poly

  • Độ bền tốt: Polyester có độ giãn rất tốt cùng khả năng chống co rút. Qua quá trình kéo sợi, sợi polyester cuộn vào nhau để tạo thành một cấu trúc chắc chắn khó phá vỡ. Polyester có khả năng không bị mài mòn và chống nhăn hiệu quả.  
  • Khả năng chống nước tốt: Những sản phẩm chống nước tốt được sản xuất từ polyester như áo khoác, lều bạt, túi ngủ…Với đặc tính là hút ẩm kém, không bị phai màu theo thời gian mà rất dễ dàng gia công, cùng sơn phủ màu. 
  • Khả năng nhuộm nổi bật và ấn tượng: Polyester được sản xuất nhiều cho ngành thời trang và may mặc, vậy nên công đoạn nhuộm màu cũng trở nên quan trọng vì nó quyết định tính thẩm mĩ của sản phẩm.
  • Dễ dàng giặt ủi: Polyester rất bền và chịu được nhiều hóa chất bởi vậy bạn sẽ không quá khó khăn trong việc giặt giũ và phơi chúng một cách dễ dàng. 
  • Giá thành rẻ: Polyester được sản xuất từ nguyên liệu có chi phí thấp và quy trình sản xuất cũng không phức tạp nên có giá thành rẻ phù hợp với phân khúc của người tiêu dùng. 

Ứng dụng của của hai loại vải trong cuộc sống

1. Ứng dụng vải Cotton

Hiện nay cả hai loại vải thun Poly và Cotton đều được ứng dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm như áo, quần, mũ nón, khăn,… Bởi vì đặc điểm tính chất khác nhau, nên các sản phẩm cụ thể được ứng dụng cũng khác nhau.

Ứng dụng của vải Cotton

  • Sản xuất khăn mặt, khăn tắm
  • Sản xuất thời trang cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn
  • Sử dụng làm phần lót của các bộ vest sang trọng, lịch sự
  • Sử dụng làm đồ lót cho phụ nữ
  • Sử dụng trong việc thiết kế, sản xuất ga/ khăn trải giường, vỏ gối, rèm cửa, tấm lót ghế sofa, thảm
  • Sản xuất dây giày, quai dép thời trang
  • Sản xuất màn chống muỗi, khăn tay, những vải lót của em bé, tã, khăn xô, …
  • Sản xuất những chiếc túi vải thô đẹp,…

Ứng dụng vải Polyester

  • May vải chống thấm nước như ô dù, lều bạt, quần áo mưa,…
  • Vải thun polyester được sản xuất rộng rãi trong hầu hết mọi loại trang phục quần áo, chăn ga gối đệm, vải bọc nội thất,…
  • Polyester có thể được sử dụng làm lớp cách nhiệt trong đệm, hay gối, chăn bông bằng cách sản xuất sợi rỗng.
  • Quần áo thể thao làm từ chất liệu polyester cũng là một sự lựa chọn tuyệt vời.
  • Polyester với ưu điểm là vật liệu tổng hợp mỏng và nhẹ, có đặc tính thoát ẩm nhanh, do đó nó là chất liệu hoàn hảo để may đồ lót thể thao.

Lời kết

Trên thị trường hiện nay không khó để tìm những sản phẩm về vải Cotton và vải Poly, với những ưu nhược điểm và tính chất riêng của hai loại vải. Hoà Phát hy vọng thông qua các thông tin được nêu trong bài viết, tuỳ vào mục đích sử dụng bạn có thể chọn loại vải phù hợp với mình.

Nếu bạn đang phân vân chọn loại vải để may các sản phẩm áo thun và tìm nhà cung cấp tin cậy, hãy liên hệ với Hoà Phát Garment để được tư vấn.

Đánh giá

Chia sẻ:

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Telegram
WhatsApp
Email
Print

CÔNG TY TNHH SXTM MAY MẶC HÒA PHÁT